Hiệp hội nghiên cứu hang động Hoàng gia Anh đã bắt đầu khám phá các hang động ở Việt Nam từ 1990 đến nay. Trong đó, tỉnh Quảng Bình là khu vực nổi bật nhất với hơn 350 hang động đã được khám phá và lập bản đồ cùng vẫn còn nhiều hang động khác chưa được khám phá. Bốn hệ thống hang động tiêu biểu nhất được khám phá ở Quảng Bình đó là hệ thống hang động Phong Nha (94km), hệ thống hang động Hang Vòm (55km), hệ thống hang động Nước Moọc (23km) và hệ thống hang động Tú Làn (25km) – nằm bên ngoài khuôn viên vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Các hệ thống hang động tại Quảng Bình rất đồ sộ, ẩn chứa nhiều giá trị nghiên cứu khoa học quý giá cùng nhiều cơ hội để khám phá và thám hiểm.
Các hệ thống hang động nói trên cũng là nơi toạ lạc của một số hang động hùng vĩ nhất trên thế giới, bao gồm: hang Sơn Đoòng – hang động lớn nhất hành tinh; hang Khe Ry – hang sông dài nhất thế giới và hang động dài nhất Việt Nam; Hang Én – hang lớn thứ ba thế giới; cuối cùng là Hang Va – hang động với những kiến tạo thạch nhũ hiếm có trên thế giới. Khu vực này là một trong những địa điểm hiếm hoi chưa được khám phá hoàn toàn trên Trái đất, hứa hẹn sẽ được khảo sát, thám hiểm trong tương lai gần.
Các hang động trong các hệ thống hang động nói trên cũng là những hang động hùng vĩ nhất tự nhiên bởi kích thước khổng lồ và một số đặc điểm địa chất hiếm có khó tìm.
Rất nhiều hang động ở khu vực Di sản thiên nhiên thế giới – Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng nằm trong khu vực núi đá vôi lớn nhất thế giới. Núi đá vôi ở đây có niên đại lên đến 450 triệu năm tuổi, lâu đời nhất trong khu vực Đông Nam Á và được bảo tồn rất cẩn thận bởi Vườn Quốc gia. Khu vực này rất đặc biệt, sở hữu một trong số những hang động tuyệt vời nhất đã từng khám phá được trên thế giới, và cũng có lẽ là khu vực hang động quý giá nhất trên thế giới.
Một trong số hang động ở đây được quản lý chặt chẽ và khai thác theo hình thức du lịch mạo hiểm; thực tế cho thấy – Quảng Bình là điểm đến du lịch phát triển mạnh mẽ nhất Việt Nam bởi những hang động, hay còn được mệnh danh là ‘Vương quốc Hang động’.
Bên dưới là thông tin của các hang động được tìm thấy ở Quảng Bình đến thời điểm 2019.
HANG SƠN ĐOÒNG
Hang Sơn Đoòng nằm trong vùng lõi của Vường quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình – là một hang động mới được Hiệp hội nghiên cứu hang động Hoàng gia Anh khám phá và công bố là hang động lớn nhất thế giới trong năm 2009 – 2010 và được đưa vào khai thác theo hình thức du lịch khám phá mạo hiểm từ năm 2013. Tất cả các cuộc khảo sát cũng như hành trình thám hiểm khám phá hang Sơn Đoòng đều được tổ chức và khai thác bởi công ty Oxalis Adventure, phối hợp cùng với Đội thám hiểm hang động Anh-Việt, được sự cho phép của chính quyền địa phương.
Xem thêm thông tin chi tiết về Hang Sơn Đoòng ở đây.
HANG ÉN
Hang Énlà hang động lớn thứ 3 trên thế giới xếp sau Hang Sơn Đoòng (Việt Nam) hang Deer (Malaysia). Hang Én nằm trong khu vực trung tâm của Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Vương quốc hang động của Việt Nam. Được phát hiện và công bố vào năm 1994, Hang Én nhanh chóng được biết đến và trở thành một điểm đến ấn tượng trên toàn thế giới.
Xem thêm thông tin chi tiết về Hang Én ở đây.
HANG VA
Hang Va là một trong những hang động quý giá nhất trong tất cả các hang động đã được phát hiện tại Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, nơi cư ngụ của những kiến tạo thạch nhũ, hang động hiếm thấy trên thế giới. Hang Va tọa lạc sâu trong Vườn quốc gia, khá gần với hang động lớn nhất thế giới – Hang Sơn Đoòng; các nhà khoa học tin rằng các hang động này đều liên kết với nhau thuộc cùng một hệ thống hang.
Xem thêm thông tin chi tiết về Hang Va ở đây.
HANG NƯỚC NỨT
Hang Nước Nứt được khám phá lần đầu vào năm 2003 khi một người dân địa phương hỗ trợ các chuyên gia hang động Anh Quốc khảo sát các hang động trong Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Cửa Hang Nước Nứt được phát hiện, trước cả Hang Va vào năm 2012. Các chuyên gia cho biết Hang Nước Nứt có tổng chiều dài lên đến 2.2km, có niên đại khoảng 2 triệu năm tuổi.
Xem thêm thông tin chi tiết về Hang Nước Nứt ở đây.
HỆ THỐNG HANG ĐỘNG TÚ LÀN
Hệ thống hang động Tú Làn bao gồm hơn 10 hang động tất cả, một số trong số đó ban đầu được đã được phát hiện và khám phá vào năm 1992, còn một số thì được tìm thấy chỉ trong vài năm qua.
Hang Ton, lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1992 và sau đó được nghiên cứu kỹ hơn vào năm 2012, là hang xuất hiện đầu tiên trong chuyến khám phá hệ thống hang động phức tạp này. Thậm chí, một trong những hang trong hệ thống hang động Tú Làn; hang Ken – đã có những kiến tạo tuyệt vời được ghi lại bởi nhiếp ảnh gia nổi tiếng thế giới Carsten Peter và được đăng trên tạp chí National Geographic.
Xem thêm thông tin chi tiết về Hệ thống hang động Tú Làn ở đây.
HANG TIÊN – HỆ THỐNG HANG ĐỘNG TÚ LÀN
Hang Tiên là hang khô lớn nhất thuộc hệ thống hang động Tú Làn, tọa lạc ở xã Cao Quảng, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình; cách Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng khoảng 70km về phía Tây. Hang Tiên 2 có độ dài lên đến khoảng 3km và độ sâu lên đến 100m.
Trong suốt mùa hè, Hang Tiên là một hang khô nhưng khi vào mùa mưa, toàn bộ nước ở các con sông đều đổ về, tạo nên một con sông ngầm lớn xuất hiện ngay bên trong hang. Khi nước rút đi, các hồ nước tự nhiên sẽ được hình thành, đồng thời tạo ra các kiến tạo thạch nhũ được ví như ruộng bậc thang độc đáo. Những dòng nước thẩm thấu từ bên ngoài núi đá vôi cũng góp phần không nhỏ trong quá trình hình thành của hang, qua thời gian dài đã tạo những nên những vòng xoáy hết sức ấn tượng trên mái vòm. Các chuyên gia hang động đã nghiên cứu và đánh giá rằng kích thước của loại thạch nhũ kì lạ này chỉ bồi đắp khoảng 1 cm trong vòng 10 ngàn năm.
Xem thêm thông tin chi tiết về Hang Tiên ở đây.
HÀNH TRÌNH LẶN THÁM HIỂM HỆ THỐNG SÔNG NGẦM BÊN TRONG HANG SƠN ĐOÒNG
Một nhóm chuyên gia lặn người Anh đã lặn xuống hồ nước trong Hang Sơn Đoòng gần hố sụt thứ nhất với sự hỗ trợ từ Oxalis. Trong điều kiện vô cùng khó khăn, họ đã lặn xuống độ sâu -77m, khiến cuộc chinh phục này trở thành hành trình lặn hang sâu nhất Việt Nam. Trong điều kiện tầm nhìn hạn chế và xuống độ sâu đáng kể, nhóm thợ lặn đã gặp khó khăn trong việc tìm đường. Tuy vậy, hang động cũng được mở rộng thêm 60m.
Hành trình lặn trong hồ lắng đột ngột rẽ sang trái và xuống rất dốc trong một đường hầm rộng lớn. Do tầm nhìn ngắn chỉ trong khoảng 2m, nên hành trình rất khó để tiếp tục. Điểm bắt đầu của hồ được đo ở độ sâu -93m và vẫn tiếp tục sâu hơn. Các thợ lặn đã có thể xác định vị trí một mái vòm ở độ cao -60, tuy vậy mặt đáy vẫn còn ở độ sâu chưa xác định.
Một số lần lặn cần đến 2 giờ nghỉ vì lý do an toàn (giải nén), trước khi trở lại bề mặt.
Các thợ lặn đều sử dụng khí nén để lặn, vì vậy, những đoạn lặn sâu hơn sẽ gây rủi ro đáng kể. Để lặn sâu hơn vào hang, họ phải cần lên kế hoạch kĩ càng, lặn xuống độ sâu tới -120metres và phải sử dụng các loại khí hỗn hợp đặc biệt, có chứa không khí và heli. Lặn đến độ sâu này đã là hành trình vô cùng thách thức và sẽ yêu cầu những đoạn lặn tới 5 giờ, chủ yếu để giải nén. Ngay cả khi các thợ lặn tìm được đường và bắt đầu trở lên mặt nước, họ vẫn sẽ phải dừng lại ở một số điểm vì lý do an toàn trước khi nổi lên khám phá những đoạn hang mới.
LỊCH SỬ LẶN CỦA NHÓM CHUYÊN GIA
16.03.19
Martin Holroyd, Recce lặn từ điểm cuối của hồ lắng đến độ sâu -25m.
02.04.19
Chris Jewell lặn xuống -60m nhưng không tìm được lối đi nào.
03.04.19
Rick Stanton và Jason Mallinson tiếp tục khám phá, tìm kiếm lối đi để tiếp tục cuộc hành trình. Đoạn hang được cho là có thể vào được và Jason đã đạt đến độ sâu -77m, là giới hạn tối đa đối với một thợ lặn khí nén.Chris Jewell tìm ra đường đi do Jason để lại và tìm ra mái vòm của đoạn hang mới ở độ sâu -61m. Do tầm nhìn kém nên họ đã không thể đo được kích thước của đoạn hang này. Phải qua sự kết hợp của mỗi lần lặn, các chuyên gia mới có thể tìm được đường đi tiếp theo.