Về chuyến lặn thám hiểm sông ngầm trong Hang Sơn Đoòng để tìm hiểu, khám phá sự liên kết giữa Hang Sơn Đoòng – hang động lớn nhất thế giới và Hang Thung, một hang động rộng lớn được tìm ra vào những năm 1994
Đây là một cuộc thám hiểm lặn hang dài khoảng 600m trong sông ngầm cuối hang Sơn Đoòng, chưa từng được thực hiện cũng như khảo sát trước đây, điều này đồng nghĩa với việc các trở ngại trong hành trình thám hiểm là khó xác định. Chưa có thông tin chính xác cũng như xác nhận về việc liên kết giữa hai hang động Hang Sơn Đoòng và Hang Thung cho đến khi các chuyên gia lặn trở về và đưa ra kết quả cuối cùng. Tuy nhiên, với tất cả những kinh nghiệm mà nhóm chuyên gia lặn hang có trước đây; cùng đội ngũ porter chuyên nghiệp hỗ trợ khuân vác các trang thiết bị chuyên dụng đặc biệt vào sâu trong hang, cơ hội để chứng minh sự liên kết giữa các hang động này là khá lớn với kết quả khả quan, chắc chắn sẽ có rất nhiều điều thú vị bên dưới mặt nước.
1. Thông tin về hang Sơn Đoòng
Hang Sơn Đoòng
Năm 1994, các chuyên gia hang động của nhóm Thám hiểm hang động Anh – Việt đã khám phá ra Hang Énvà Hang Thung. Có một sông ngầm lớn chảy qua Hang Én, biến mất dưới lòng đất và xuất hiện trở lại trong Hang Thung. Vùng đất giữa 2 hang động này cách nhau khoảng vài km. Hang Én và Hang Thung đều là 2 hang động chứa sông ngầm lớn, vì vậy các chuyên gia đã ước đoán rằng chắc chắn có một hang động cực kỳ lớn ở giữa khu vực này. Sau đó, các chuyên gia đã liên tục tìm hiểu thông tin đến từ người dân trong khu vực rằng xem liệu họ có biết điều gì khác biệt không, nhưng không ai có câu trả lời.
Vào năm 2005, đoàn thám hiểm gặp lại ông Hồ Khanh, một người dân địa phương biết rõ rất nhiều hang động trong khu vực. Lúc này, ông chỉ nhớ được một cách mờ nhạt về một hang động mà ông vô tình gặp phải trong một chuyến đi rừng cách đây đã 20 năm. Vào năm 2007, ông đã đồng ý dẫn đoàn thám hiểm đi tìm, tuy nhiên vẫn không thể xác định được vị trí chính xác. Năm 2008, ông tự mình vào rừng đi tìm và đã phát hiện được lối vào hang động mà ông đã từng đến cách đây 20 năm.
Năm 2009, đoàn thám hiểm hang động Anh đã cùng Hồ Khanh trở lại khu vực và phát hiện rất nhiều lối vào hang động. Lối vào đầu tiên mà họ phát hiện chính là cửa vào Hang Sơn Đoòng. Nó không những là một hang động lớn mà còn có thể là hang động lớn nhất Việt Nam. Sau quá trình nghiên cứu bao gồm đo lường và vẽ lại bản đồ của hang, các thông số kỹ thuật và đo đạc Hang Sơn Đoòng được các chuyên gia nghiên cứu và thống kê đầy đủ. Khám phá sâu hơn, đoàn thám hiểm đã quyết định công nhận Sơn Đoòng là hang động lớn nhất Thế giới. Các đặc điểm vĩ đại khác của hang đã làm cho Sơn Đoòng trở thành một tác phẩm thiên nhiên tuyệt vời, ví dụ như hệ thống sông ngầm, các khối thạch nhũ khổng lồ, các hố sụt và giếng trời tự nhiên, các hóa thạch động vật, các loài cá và côn trùng độc đáo, thảm thực vật và các loài sinh vật kỳ lạ cùng sinh trưởng ngay trong Hang Sơn Đoòng.
Năm 2010, các hoạt động thám hiểm và nghiên cứu hang động được hoàn tất, tạp chí, kênh truyền hình nổi tiếng thế giới National Geographic đã đến thăm Hang Sơn Đoòng và đăng tải một loạt các bài báo và phim tài liệu về hang động lớn nhất thế giới Hang Sơn Đoòng. Nhờ vậy, du khách quốc tế đã bắt đầu chú ý đến Việt nam và đến du lịch tại Quảng Bình và Phong Nha. Theo sau đó, hàng loạt phim tài liệu và hình ảnh về Hang Sơn Đoòng đã được thực hiện và lan tỏa khắp nơi trên thế giới.
Các chương trình du lịch, thám hiểm hang động được khởi động vào năm 2013.
ĐẶC TRƯNG NỔI BẬT CỦA HANG SƠN ĐOÒNG
Sơn Đoòng là hang động lớn nhất trên Thế giới, chỉ mới được phát hiện vào năm 2009. Hai dòng sông ngầm lớn là Khe Ry và Rào Thương giao thoa với nhau hình thành nên Hang Sơn Đoòng. Hang nằm dọc theo đoạn đứt gãy địa lý rộng gần 100m của dãy Trường Sơn, góp phần tạo nên kích thước khổng lồ của Hang Sơn Đoòng.
Núi đá vôi của hang động Phong Nha – Kẻ Bàng vào khoảng 400 triệu năm tuổi, trong khi của Hang Sơn Đoòng chỉ mới khoảng 3 triệu năm tuổi.
Hang Sơn Đoòng có hai giếng trời tự nhiên và cũng chính là nơi duy nhất có ánh sáng mặt trời chiếu vào. Điều này giúp hình thành nên các hình dạng đá vôi độc đáo ví dụ như Phytokarst, cùng các loài thực vật và cây cối có thể phát triển trong hang. Đồng thời, các chùm ánh sáng lớn có thể được nhìn thấy ở khu vực hố sụt đầu tiên của hang. Các đám mây và sương mù thường được hình thành ngay trong các khoảng không lớn trong hang và dâng lên phủ khắp các khu vực hố sụt.
Hang Sơn Đoòng là một điểm đến tuyệt vời cho các hoạt động nhiếp ảnh, nhờ vào diện tích khổng lồ của hang, ánh sáng từ các hố sụt chiếu xuống tạo điều kiện cho du khách có thể ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ. Một chuyến thám hiểm Hang Sơn Đoòng cần có sự tham gia của 100 người dân địa phương làm các công việc như khuân vác, nấu ăn, trợ lý an toàn, cải thiện điều kiện sống cho nhiều hộ gia đình đang sinh sống tại Phong Nha.
- Hang Sơn Đoòng lớn đến mức có thể chứa cả toà nhà chọc trời 40 tầng của thành phố New York Mỹ.
Sơn Đoòng chứa được cả một tòa nhà chọc trời, bạn có tưởng tượng được không?
Hang Sơn Đoòng thực sự là một địa điểm độc đáo. Với chiều dài gần 9km, tại một số vị trí chiều cao trần hang lên đến 200m, rộng 160m, Hang Sơn Đoòng làm choáng ngợp tất cả những ai bước chân vào thám hiểm bằng kích thước khổng lồ và vẻ đẹp quyến rũ của nó. Với tổng thể tích ước tính lên đến 38,5 triệu mét khối, Hang Sơn Đoòng hoàn toàn vượt qua Hang Deer của Malaysia, hang động từng chiếm giữ kỷ lục hang động lớn nhất thế giới trước đây. Các cột thạch nhũ cao lên đến 80m của hang xũng được nghiên cứu và là cột thạch nhũ cao nhất từng được thấy.
- Cả một khu rừng nguyên sinh phát triển mạnh mẽ ngay trong hang
Hang động kỳ vĩ này sẽ tiếp tục làm bạn kinh ngạc. Sự sụp đổ của trần hang cách đây hang nghìn năm tạo nên các cửa sổ tự nhiên khổng lồ, nơi duy nhất cho phép ánh nắng mặt trời chiếu rọi bóng tối trong hang. Điều này giải thích cho sự phát triển mạnh mẽ của cả một khu rừng nguyên sinh với những loài cây nhiệt đới cao lớn như dừa, cọ, thậm chí là cây dương xỉ.
Từ vị trí mà trần hang sụp đổ hay còn gọi là hố sụt, du khách có thể được chứng kiến chùm sáng mặt trời tự nhiên cực kỳ đẹp mắt. Ánh sáng này chỉ chiếu xuống hang vào một thời điểm đặc biệt trong năm, vì vậy chỉ có những ai may mắn mới có thể chứng kiến được cảnh tượng độc đáo này. Không lời lẽ hay bức ảnh nào có thể lột tả được vẻ đẹp không tưởng này, bạn phải được chứng kiến tận mắt mới thực sự hiểu được.
- Hệ thống sông ngầm và Bức Tường Việt Nam
Hang Sơn Đoòng sở hữu một hệ thống sông ngầm lớn, được hình thành bởi sự giao thoa của 2 con sông. Thành quả cuối cùng của một cuộc thám hiểm Hang Sơn Đoòng chính là chinh phục thử thách leo lên bức tường đá vôi cao 90 mét, còn gọi là “Bức Tường Việt Nam”. Sử dụng dây thừng và các dây đai an toàn, cùng với sự hướng dẫn hỗ trợ của các trợ lý an toàn, bạn sẽ rất tự hào khi chinh phục được bức tường khổng lồ này.
- Hang Sơn Đoòng lớn đến nỗi sở hữu cả một hệ thống khí hậu riêng
Phải công nhận rằng Sơn Đoòng là một trong những hang động độc đáo của thế giới. Kích thước khổng lồ của hang giúp cho các đám mây hình thành ngay trong hàng từ các mạch sông ngầm. Các đám mây này lớn dần, phủ khắp các khoang lớn nhất của hang động, tạo nên cảnh tượng mờ ảo, ngoạn mục cho du khách được chiêm ngưỡng.
2. Thông tin về Hang Thung
Vị trí
Hang Thung nằm ở vị trí đi theo đường mòn Hồ Chí Minh mới, qua cầu Trạ Ang, rẽ trái vào đường Hồ Chí Minh chính hướng về huyện Quảng Ninh, đi thêm 1km nữa sẽ thấy một con đường nhỏ phía bên phải để dẫn vào rừng.
Men theo con đường mòn trong rừng, băng qua mạch nước ngầm tự nhiên Nước Nứt, leo lên một đoạn đồi dài đến đỉnh, từ từ đổ dốc xuống hố sụt – đây chính là vị trí chính xác của Hang Thung. Sẽ mất thêm khoảng 3 đến 4 giờ đồng hồ nữa để đến được Hang Thung, nơi tiếp nối chính của hệ thống sông ngầm Phong Nha.
Mô tả về Hang Thung
Tại điểm đầu của hố sụt cao 50m với một hồ nước sâu, đi xuống sâu thêm khoảng 30m về phía bên phải là hai lối vào khô nối nhau. Chỗ nối này nhanh chóng mở rộng ra dẫn đến một vòm hang rộng lớn khoảng hơn 60m cùng nhiều hồ nước nhỏ tĩnh lặng bên trong. Bơi qua khoảng 30m và leo dốc khoảng 9m lên phía trên là một đoạn hang nhỏ hơn với nhiều cấu tạo thạch nhũ đặc biệt trên nền hang, dẫn đến nơi có ánh sáng mặt trời. Tiếp tục bơi thêm một đoạn nhỏ, băng qua một hồ đá vôi trữ nước sẽ bắt gặp một khoảng sáng mặt trời khoảng 25m (ban ngày); di chuyển sâu hơn vào một đoạn dốc sâu 16m sử dụng móc nối kỹ thuật 4m. Đáp xuống một hồ nước sâu khác, từ đây có thể nghe được tiếng nước của một con sông ở gần.
Một đoạn bơi ngắn dài khoảng 70m sẽ dẫn đến dòng sông chính, nước chảy qua ghềnh đá trong một đoạn hang cao 30m, toàn bộ kết cấu tại vị trí này đã bị nước cuốn sạch. 500m tiếp theo sẽ yêu cầu phải bơi để vượt qua những thành đá trữ nước, xen lẫn với các ghềnh đá khác. Nếu men theo phía bên trái, sẽ dễ dàng hơn để đến gần hố sụp lớn bên trong hang. 30m tiếp theo trong hang sẽ yêu cầu một số đoạn leo ngắn qua các tảng đá lớn. Tai đây, giữa hai tảng đá lớn là một đoạn đi ngắn, dẫn đến một khu vực lớn hơn, lớn đến nỗi không thể thấy được thành tương bên phải của hang. Tiến lên qua khỏi một phiến đá là một khu vực thạch nhũ với đường kính lên đến 3m, với một số khe nứt với những dòng nước chảy từ trần hang cao khoảng 20m. Đoạn đứt gãy này dẫn về lại sông với nhiều hồ nước tự nhiên trong hang. Đoạn sụt thứ hai tiếp tục chờ đoàn thám hiểm ở bên trên, 1/3 quãng đường bị chặn bởi đá, vì vậy cần phải lặn bên dưới chúng để tiếp tục cuộc hành trình. Về phía bên phải là một đoạn hành lang dốc xuống hình ê-líp, có thể dễ dàng để băng qua bởi dòng sông đã cuốn sạch mọi chướng ngại vật. Một khe nứt bên trong dẫn đến một dòng chảy về phía bên phải. Tiếp tục hành trình là một đoạn đứt gãy nữa, nơi có thể dễ dàng nghe thấy âm thanh của dòng nước xiết. Leo lên sườn dốc bên phải sẽ dẫn đến những ụ đá và thạch nhũ tuyệt đẹp, theo sau là một con đường quanh co dẫn đến ban công cao 30m so với mặt sông với lối đi rộng khoảng 1m. Cách tốt nhất để tiếp tục là leo lên khoảng 3m so mặt nước và luồn lách qua những tảng đá hướng xuống dòng sông. Để tiến tới những đoạn nhỏ hơn, các nhà thám hiểm cũng phải phải lấy hơi từng đoạn nhỏ để băng qua con kênh nước xiết này.
Tiến 50m xuôi xuống dòng nước là một kẽ hang rộng khoảng 1m. Phải bám vào vách tường phía trên, men theo dòng suối để vượt qua đoạn hang này, địa hình bên dưới rất khó xác định, nếu ngã xuống sẽ rất nguy hiểm. Tới một khúc quanh, nước trên sông đổ xuống thác cao 2m dẫn vào một khoảng hang. May mắn thay có thể đi tắt qua khu vực này qua một khe nứt cao 10m, dẫn vào một khoảng hang khác đầy nước. Tiếp tục bơi thêm một đoạn nữa sẽ đến một chuỗi ghềnh đá, ở đó có một khối đá lớn hơn hẳn nhô lên mặt nước trông như một hòn đảo, lớn đến nỗi nước phải chảy qua hai bên nó. Phải bơi ngược dòng để đến điểm trèo qua “hòn đảo” đó. Leo lên một bức tường nữa là tới một hồ lớn khác, có thể thấy dưới kia đầy những ghềnh đá nhấp nhô. Qua khu vực này là khu vực rộng lớn với thạch nhũ chĩa xuống mặt đất, một đoạn hang xuất hiện ở phía trên, chờ đợi các nhà thám hiểm khám phá. 1750m đầu tiên của Hang Thung đã in dấu chân con người.
Vượt qua một khu vực có nhiều ghềnh đá, tiếp tục bơi 300m. Khu vực khá hẹp, phải dùng các khối đá dưới nước để bám víu, chống lại dòng nước xiết. Nước chảy xuống một con dốc bên trái, cách duy nhất để vượt qua khu vực này là nép sát vào tường đối diện, men theo nó 10m tới một hốc cạn để leo ra khỏi mặt nước. Một khu vực có bức tường được tạo nên từ một tảng đá hơn 30m tách ra từ trần hang dẫn xuống một con kênh yên tĩnh hơn. Ở đây có những bức tường tối và nhiều đoạn hang có hình dạng như các khe nứt.
Dòng chảy lại trở nên mạnh hơn, đoàn thám hiểm tiếp tục men theo một bức tường tới một mảng hang sạt lở. Khi luồn lách qua chúng để tìm đường đi, từng đống đá lớn đột ngột lao xuống vực ngay sau lưng chúng tôi. Đến một khúc ngoặt đột ngột bên trái, đoàn tiếp tục leo lên 10m cạnh một hòn đá nằm bấp bênh như sắp rơi. Có thể thấy lại dòng sông phía bên trái, xuôi theo nó là các ghềnh đá nước đập vồn vã. Đi về phía bên phải sẽ tới nhiều ghềnh đá hơn nữa nhưng lại nằm ở dưới nước, không lâu sau lại bắt gặp thêm một hồ nước nữa. Bước xuống và bơi chậm rãi, đồng thời cũng phải vượt qua nhiều khúc ngoặt lớn và ở trong một con kênh lớn khá tối tăm, dài đến khoảng 200m, đường đi tiếp theo thực sự không rõ ràng bởi kích thước khổng lồ của con kênh. Cuối cùng rồi cũng có thể đặt chân lên sàn đá, đi lên 30m là bạn có thể thấy một hòn đá tuyệt đẹp được làm bóng bởi nước chảy qua. Nước tiếp tục chảy bên dưới những tảng đá trong một đoạn hang lớn phía bên phải. Nơi đây đánh dấu độ sâu 2850m của hang.
Sau khi bơi 70m, đoạn hang dẫn đến một hố sâu hội tụ những dòng chảy nơi đây. Lặn 3m vào một khoang khí để lấy hơi, đoàn men theo dòng chảy để đến một hẻm núi nghiêng 30 độ bao phủ bởi những hồ sâu trong vắt. Sau 140m là đoạn giao của những con dốc trải dài, với một dòng suối chảy trên nền hang. Xuôi dòng về bên phải là một hồ sâu, bơi thêm 40m tới bờ xa, đoạn đường tiếp theo đã không còn dấu vết của nước. Bên trái, có một đoạn dốc thẳng dần khi chạm nền hang tồn tại một khúc gãy chứa đầy thạch nhũ, rộng khoảng 60m. Một lối đi nhỏ dẫn xuống những phiến đá được nước bào mòn. Từ đây, nhiều con dơi bay từ bên ngoài vào hang nhưng nó quá nhỏ để con người có thể chui qua được. Phía dốc xuống, một khe nứt xuất hiện cuối đoạn hang, chúng tôi đành phải tiếp tục bơi qua một số vùng nước lớn, men theo những phiến đá dạng bậc thang để đi xuống rìa hồ. Đi thêm 35m, cuộc hành trình chỉ tạm kết thúc khi tới một hố nước sâu thăm thẳm. Tổng chiều dài của Hang Thung là 3,351m và với hơn 6km bị ngập nước, còn nhiều hơn những đoạn hang mà lần này chưa thể khám phá.
Hang Thung đích thực là một trong những hang động thử thách nhất mà đoàn thám hiểm đã từng khám phá ở Việt Nam. Những tình huống khó khăn và cấu trúc hang động tuyệt đẹp thôi thúc trí tò mò của những nhà thám hiểm, động viên những hành trình khám phá sâu hơn trong tương lai.
3. Khám phá bí ẩn bên trong những dòng sông ngầm
Lặn thám hiểm hang động là loại hình thám hiểm đặc thù, những hang ngầm có chiều dài khác nhau, độ sâu khác nhau, dòng chảy khác nhau hay độ trong suốt của nước cũng khác nhau nên đòi hỏi những người lặn thám hiểm hang động phải cực kỳ kinh nghiệm và sử dụng thành thạo các thiết bị lặn đặc chủng và chung không giống với các loại thiết bị lặn ở biển hay các dòng sông mở. Các dòng sông ngầm có nhiều hang hoàn toàn chìm trong nước do đó trong quá trình lặn các chuyên gia lặn phải xử lý được các tình huống khẩn cấp vì họ không thể trồi lên khỏi mặt nước.
Trong 30 năm thám hiểm các hang động ở Quảng Bình, các chuyên gia hang động của Đội thám hiểm hang động Anh-Việt đã thử lặn ở một số hang nước với tần suất chưa nhiều. Việc mời các chuyên gia lặn hang động giỏi nhất thế giới đến để lặn xuống sông ngầm bên dưới Hang Sơn Đoòng mở ra các cơ hội lớn để khám phá những bí mật và những điều mới lạ bên dưới các hang ngầm mà trước đây các chuyên gia chưa làm hoặc rất ít làm.
Từ những yếu tố trên Oxalis cùng nhóm Thám hiểm hang động Anh-Việt phối hợp với BQL VQG Phong Nha – Kẻ Bàng tổ chức mời các chuyên gia lặn hang động để khảo sát lần này, họ thuộc nhóm top 50 chuyên gia lặn hang động giỏi nhất thế giới.
Đây là một cuộc thám hiểm lặn hang dài khoảng 600m trong sông ngầm cuối hang Sơn Đoòng, chưa từng được thực hiện cũng như khảo sát trước đây, điều này đồng nghĩa với việc các trở ngại trong hành trình thám hiểm là khó xác định. Chưa có thông tin chính xác cũng như xác nhận về việc liên kết giữa hai hang động Hang Sơn Đoòng và Hang Thung cho đến khi các chuyên gia lặn trở về và đưa ra kết quả cuối cùng. Tuy nhiên, với tất cả những kinh nghiệm mà nhóm chuyên gia lặn hang có trước đây; cùng đội ngũ porter chuyên nghiệp hỗ trợ khuân vác các trang thiết bị chuyên dụng đặc biệt vào sâu trong hang, cơ hội để chứng minh sự liên kết giữa các hang động này là khá lớn với kết quả khả quan, chắc chắn sẽ có rất nhiều điều thú vị bên dưới mặt nước.
4. Ý tưởng về hành trình thám hiểm
Ý tưởng cho hành trình thám hiểm này xuất phát khi ông Nguyễn Châu Á (Tổng giám đốc Công ty Oxalis) cùng ông Howard Limbert (Giám đốc Kỹ thuật Công ty Oxalis, thành viên Đội thám hiểm hang động Anh-Việt) đến Thái Lan với mục đích hỗ trợ hành trình giải cứu đội bóng nhí kẹt trong hang Tham Luang (Thái Lan) vào tháng 6 năm 2018.
Sau khi trở về, ông Howard Limbert, ông Nguyễn Châu Á cùng ông Martin Holroyd – một chuyên gia hang động nữa của Đội thám hiểm hang động Anh-Việt đã lên kế hoạch mời các chuyên gia lặn hang đã từng tham gia trong quá trình giải cứu; cùng tham gia hành trình lặn thám hiểm con sông cuối cùng trong hang Sơn Đoòng. Đây được đánh giá là một thử thách đặc biệt và tuyệt vời, bởi vì lộ trình này chưa từng được khảo sát trước đây và các chuyên gia thợ lặn rất khao khát khám phá những hang động mới.
5. Mục đích của hành trình thám hiểm
Mục đích của hành trình thám hiểm con sông ngầm cuối cùng trong Hang Sơn Đoòng chính là để tìm hiểu liệu có xảy ra sự kết nối giữa hang Sơn Đoòng và Hang Thung, một hang động khá lớn đã từng được phát hiện vào năm 1994, cách hang Sơn Đoòng khoảng 600m.
Nếu chuyến thám hiểm chứng minh được có sự liên kết vật lý giữa hai hang động này, Hang Sơn Đoòng sẽ trở thành hang động lớn nhất thế giới xét theo cả kích thước và thể tích.
Cuộc thám hiểm này còn mở ra một cơ hội khám phá mới cho các nhà thám hiểm chuyên nghiệp để khảo sát những bí ẩn nằm sâu bên trong các dòng sông ngầm của hệ thống hang động mà bấy lâu nay chưa thực sự được khảo sát. Có thể những bí ẩn bên trong những dòng sông ngầm có thể góp phần vào các phát hiện mang tính khoa học cũng như các thông tin về địa chất, địa mạo bên trong các hệ thống hang động.
6. Thành phần nhóm tổ chức và thám hiểm
Nhóm thám hiểm là tập hợp những chuyên gia lặn hang động giỏi nhất thế giới, cùng với đội hậu cần của Oxalis Adventure tập trung thực hiện đợt khảo sát này từ ngày 01-06/04/2019, thời gian có thể kéo dài phụ thuộc vào điều kiện hang động và thời tiết.
- Đơn vị lập kế hoạch: BQL VQG Phong Nha – Kẻ Bàng
- Đơn vị tài trợ và phối hợp: Công ty TNHH MTV Chua Me Đất (Oxalis Adventure)
- Đơn vị thực hiện: Nhóm thám hiểm hang động hang động Anh-Việt tại Việt Nam
- Trưởng nhóm tổ chức khảo sát: Ông. Howard Limbert – Trưởng nhóm thám hiểm hang động Anh-Việt, Giám đốc Kỹ thuật của Công ty Oxalis Adventure
- Trưởng nhóm lặn: Ông Martin Holroyd – Chuyên gia BCRA, Chuyên gia đào tạo của Công ty Oxalis Adventure
- Thành viên lặn: Ông Rick Stanton, Ông Jason Mallinson và ông Chris Jewell. Ông John Volanthen không thể sắp xếp tham gia cùng nhóm lần này.
- Điều phối viên thiết bị lặn: Bà Laura Jewell
- Nhóm hỗ trợ hậu cần của Công ty Oxalis Adventure: 25 người
- Quay phim tư liệu: Ông Ryan Deboodt
7. Thiết bị lặn và phương án cứu hộ
- Thiết bị phục vụ lặn
Chuyến thám hiểm lặn hang sông ngầm trong hang Sơn Đoòng lần này sẽ sử dụng các trang thiết bị thám hiểm hang động và thiết bị lặn chuyên dụng, được điều phối và sử dụng bởi các chuyên gia lặn, gọi là Rebreather. Thiết bị Rebreather giúp cho các chuyên gia lặn có thể ở lâu hơn dưới nước, phục vụ công tác thám hiểm và khám phá.
- Phương án cứu hộ
Đây là nhóm chuyên gia lặn hang chuyên nghiệp với kế hoạch chi tiết để tự đảm bảo an toàn trong quá trình lặn. Mỗi lần lặn là một người, người lặn sẽ mang theo một đoạn dây thừng chuyên dụng dài 200m; lặn hết 200m thì sẽ quay trở lại theo đoạn dây đó. Người lặn tiếp theo sẽ lặn tới đoạn 200m của người trước, buộc dây thừng và tiếp tục nối tiếp nhau như vậy cho đến lúc tìm được đầu ra. Các chuyên gia lặn sẽ mang bình lặn chuyên dụng gọi là rebreather, đồng thời 2 bình lặn thông thường dự phòng để sử dụng trong trường hợp có sự cố với thiết bị rebreather.
Trong trường hợp điều kiện thời tiết không mong muốn, có mưa lớn, thì nhóm lặn sẽ chia đội để đợi đoàn ở đầu kia của hang Thung.
8. Thời gian diễn ra chuyến thám hiểm lặn
From the 1st April, 2019 to the 6th April, 2019.